Google Maps sắp hỗ trợ kết nối vệ tinh
Ngày 6.3, UBND H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp điều tra làm rõ vụ 174 cây thông 3 lá hàng chục năm tuổi tại Tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, H.Bảo Lâm) bị đầu độc bằng hóa chất đang chết khô.Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm cho biết đã phối hợp với các cơ quan chức năng, khám nghiệm hiện trường vụ việc. Rừng thông 3 lá bị khoan lỗ, đổ hóa chất đầu độc chết khô thuộc lâm phần quản lý, bảo vệ của Công ty CP Hà Phong (đóng tại thôn 13, xã Lộc Ngãi), sát cạnh vườn cà phê xanh tốt của người dân.Thống kê có tổng cộng 174 cây thông 3 lá trên diện tích khoảng 2 ha bị "lâm tặc" đầu độc chết khô không thể cứu chữa; khối lượng gỗ bị thiệt hại ước tính 291 m3. Cơ quan kiểm lâm nhận định vụ đầu độc hàng trăm cây thông 3 lá là để chiếm đất trồng cà phê. Tại hiện trường, có phần diện tích rừng thông bị đầu độc đã được trồng xen cây cà phê.Cũng theo Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm, vụ đầu độc rừng thông này được cơ quan chức năng phát hiện vào ngày 14.2. Qua điều tra bước đầu, các đối tượng "lâm tặc" lợi dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong khoảng thời gian từ 26 đến 28 Tết để khoan lỗ đầu độc rừng thông. Sau khi phát hiện, Hạt Kiểm lâm và Công ty CP Hà Phong triển khai các biện giải độc để cứu chữa rừng thông nhưng bất thành.Sau khi nắm được vụ việc, UBND H.Bảo Lâm giao các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với UBND xã Lộc Ngãi, Công an xã và Công ty CP Hà Phong khẩn trương điều tra, xác định thủ phạm vụ phá rừng. Yêu cầu UBND xã Lộc Ngãi và Công ty CP Hà Phong hoàn thiện báo cáo xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ đầu độc rừng thông.Cách cải thiện cuộc gọi video trên iPhone và Mac
Ngày 12.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn công tác của Quốc hội đến thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho các gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang... có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.Tại xã Thạnh Xuân, H.Châu Thành A, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng với những kết quả tỉnh Hậu Giang đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Năm 2024, tỉnh có 18/18 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt, tăng trưởng kinh tế đạt 8,76%, thu nội địa đạt 7.017 tỉ đồng; an sinh xã hội, chăm lo đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,48%. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, năm 2025 có nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn, ý nghĩa của đất nước, của dân tộc. Đây cũng là năm tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Trên tinh thần đó, Hậu Giang cần phát động mạnh mẽ phong trào thi đua từ tỉnh xuống huyện, xã. Chính quyền và nhân dân cùng phấn đấu tăng trưởng đạt 2 con số trong năm 2025. Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ngày 13.1, sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai nghị quyết này, nhằm tạo đà cho đất nước phát triển dựa vào lĩnh vực khoa học, công nghệ. Vì vậy, Hậu Giang cần quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này theo đúng tinh thần của nghị quyết, đồng thời phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, trình độ học vấn cho con em. Với Châu Thành A, Chủ tịch Quốc hội cho biết, mặc dù còn khó khăn nhưng huyện đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm chăm lo người nghèo, gia đình chính sách... Tuy nhiên, huyện phải nỗ lực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp thương mại, dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn… Trong huyện, xã Thạnh Xuân phải là xã sáng, xanh, sạch, đẹp, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, quan tâm xử lý vấn đề nước thải, rác thải, đảm bảo an ninh trật tự, không có tệ nạn ma túy, trộm cắp tại địa phương.Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao 110 phần quà cho các gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn H.Châu Thành A. Cùng ngày, đoàn còn trao quà tại TT.Cái Tắc (H.Châu Thành A) và xã Hiệp Hưng (H.Phụng Hiệp).
Nhiều tài xế 'bất ngờ' bị CSGT TP.HCM phạt trên đường Phạm Văn Đồng vì lỗi này
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Ông Phan Văn Mãi: 'Tôi được các công dân trẻ tiêu biểu truyền năng lượng tích cực'
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...